banner
Thứ 7, ngày 16 tháng 11 năm 2024
UBND tỉnh triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025
1-4-2023

Ngày 31/3/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Kế hoạch số 908/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Chương trình  mỗi  xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025

 

Theo đó, căn cứ Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm tại Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24 ngày 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh ban hành kế hoạch nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình  mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi tắt là Chương trình OCOP) để hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu xây dựng nông thôn mới; tập trung phát triển các sản phẩm có thương hiệu, theo chuỗi giá trị dựa trên thế mạnh, lợi thế về nguyên liệu của   địa phương, văn hóa và tri thức bản địa nhằm phát huy nội lực, sức sáng tạo, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa gắn với cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn, bảo đảm hệ sinh thái bền vững.

 

Chương trình OCOP được triển khai trên phạm vi trên địa bàn toàn tỉnh Kon Tum và thời gian thực hiện đến năm 2025. Mục tiêu kế hoạch đề ra là:

 

-  Đến năm 2025 duy trì và nâng cao chất lượng các sản phẩm đã được công nhận sao OCOP cấp tỉnh, cấp quốc gia của giai đoạn 2018 - 2021; tiếp  tục  phát triển các sản phẩm mới, trong đó: Phấn đấu có ít nhất 250 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó xây dựng được ít nhất 10 sản phẩm tham gia vào chuỗi giá trị các sản phẩm quốc gia (sản phẩm 5 sao).

      

-  Phấn đấu ít nhất có 50% chủ thể OCOP là hợp tác xã và 30% chủ thể là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

 

-  Có ít nhất 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị khép kín, gắn với vùng nguyên liệu ổn định, trong đó ưu tiên các sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng (trong đó có ít nhất 50% sản phẩm OCOP hiện có được  củng  cố và nâng cấp).

 

-  Tỷ lệ lao động được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ làm việc tại các chủ thể OCOP đạt tối thiểu 20%.

 

-  Có ít nhất 20-30% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử...); tiếp tục  củng cố, nâng cấp 01 điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP của tỉnh; phấn đấu mỗi huyện, thành phố có 01 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

 

-  Có ít nhất 10% làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống của tỉnh.

 

Đối tượng thực hiện là Các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp, trang trại và hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh. Đối với nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch, chủ thể bao gồm: Các chủ thể trên và hội/ hiệp hội, Trung tâm điều hành hoặc tổ chức tương đương.

 

Sản phẩm gồm: các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ du lịch có nguồn gốc địa phương, có đặc trưng về giá trị văn hóa, lợi thế của địa phương ; đặc biệt là các sản phẩm đặc sản vùng miền, sản phẩm làng nghề, dịch vụ  du lịch dựa trên các thế mạnh, lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nguyên liệu, tri thức và văn hóa bản địa. Sản phẩm được phân theo 6 nhóm, gồm:

 

Nhóm thực phẩm, gồm: Thực phẩm tươi sống; Thực phẩm thô sơ, sơ chế; Thực phẩm chế biến; Gia vị; Chè; Cà phê; Ca cao.

 

Nhóm đồ uống, gồm: Đồ uống có cồn; Đồ uống không cồn.

 

Nhóm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu, gồm: Thực phẩm chức năng, thuốc dược liệu, thuốc Y học cổ truyền; Mỹ phẩm có thành phần từ thảo dược;  Tinh dầu và thảo dược khác.

 

Nhóm hàng thủ công mỹ nghệ, gồm: Thủ công mỹ nghệ gia dụng, trang trí; Vải, may mặc.

 

Nhóm sinh vật cảnh, gồm: Hoa; Cây cảnh; Động vật cảnh.

 

Nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch.

 

Nội dung và nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch đề ra cụ thể:

 

1. Tổ chức sản xuất gắn với quy hoạch và phát triển  vùng nguyên liệu đặc trưng trên địa bàn tỉnh

 

2. Chuẩn hóa và phát triển  sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị , phù hợp với lợi thế và điều kiện sản xuất và yêu cầu thị trường

 

3. Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động cho các chủ thể OCOP

 

4. Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

 

5. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống quản lý, giám sát sản phẩm OCOP

 

6.  Nâng cao năng lực hệ thống hỗ trợ triển khai chương trình

 

7.  Đẩy mạnh việc áp dụng chuyển đổi số trong Chương trình OCOP

 

Nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình, Kế hoạch đã xây dựng nhiều giải pháp, với giải pháp về khoa học và công nghệ cần:  (1) Đẩy mạnh ứng dụng  khoa học công nghệ, đổi mới, hoàn thiện công nghệ chế biến quy mô nhỏ và vừa, đặc biệt là các sản phẩm OCOP đã được công nhận; (2) Hỗ trợ chuyển giao ứng dụng  công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất, kết nối thị trường, truy xuất nguồn gốc, nhất là ứng dụng  công nghệ thông tin; khoa  học xã hội và nhân văn trong phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn, bảo tồn giá trị văn hóa bản địa; (3) Rà soát các tiêu chuẩn, quy chuẩn cho sản phẩm OCOP đáp ứng các quy định của   thị trường trong n°ớc và xuất khẩu; xây dựng nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ  sản xuất và hoạt động giám sát, đánh giá sản phẩm OCOP; (4) Thúc đẩy áp dụng các giải pháp về bảo hộ và khai thác hiệu quả giá trị tài sản trí tuệ (chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận) cho sản phẩm OCOP.

 

Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan và yêu cầu các sở, ban ngành địa phương triển khai thực hiện. Trong đó, giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành hướng dẫn các đơn vị, tổ chức, cá nhân về thiết kế nhãn hàng hóa, đăng ký mã số mã vạch; hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp, địa phương  trong việc xác lập và thực thi quyền sở hữu trí tuệ; tổng hợp các đề xuất đặt hàng nhiệm vụ  khoa học và công nghệ hàng năm liên quan đến phát triển sản phẩm OCOP sử dụng  nguồn vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ cấp tỉnh. Hàng năm, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan tổ chức các đợt đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP./.

Số lượt xem:401

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRUNG TÂM NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔNG TỈNH KON TUM
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Kon Tum - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông tỉnh Kon Tum.
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Giám đốc Trung tâm.
Địa chỉ: 88 Hai Bà Trưng – phường Quyết Thắng – tp Kon Tum – tỉnh Kon Tum; Điện thoại: 0260.3862890Email: trungtamnuockt@gmail.com.

70582 Tổng số người truy cập: 244 Số người online:
TNC Phát triển: