Trong năm 2020, từ nguồn vốn khoa học công nghệ, Phong Kinh tế và Hạ tầng huyện Sa Thầy đã phối hợp cùng Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và dịch vụ Khoa học và Công nghệ thuộc sở Khoa học và Công nghệ xây dựng mô hình “Ứng dụng công nghệ tưới tự động, nhà màng nông nghiệp xây dựng mô hình trồng rau an toàn tại huyện Sa Thầy”
Mô hình được thực hiện tại Tổ hợp tác Sản xuất rau củ quả an toàn của xã Sa Nghĩa với 05 tổ viên, ông Phan Lương đại diện tổ hợp tác, mô hình được thực hiện đạt được những kết quả cao, bước đầu cho thấy việc áp dụng nhà màng giá rẻ trồng rau, sử dụng hệ thống tưới tự động mạng lại hiệu quả kinh tế cao, cần phổ biến nhân rộng.
1. Mục tiêu:
Ứng dụng công nghệ cao vào mô hình trồng rau trong đó có thực hiền xây dựng nhà màng, áp dụng các kỹ thuật tưới nước tiết kiệm, áp dụng công nghệ vi sinh, ... đã làm thay đổi phương thức sản xuất truyền thống, đem lại sự gia tăng chất lượng, giảm giá thành nhằm tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng cao đảm bảo an toàn thực phẩm, đó là nhu cầu cấp thiết nhằm triển khai ứng dụng các thành tựu KH&CN vào sản xuất và đời sống.
2. Nội dung triển khai thực hiện:
2.1. Khảo sát địa điểm triển khai, chọn hộ tham gia xây dựng mô hình.
2.2. Xây dựng nhà màng trồng rau, hệ thống tưới phun với diện tích 300m2.
- Nhà màng được thiết kế với màng nylon có tác dung che mưa, khung sườn nhà được làm bằng thép mạ kẽm. Độ cao nhà lưới: 2-2.2 m.
- Hệ thống tưới: Sử dụng hệ thống tưới béc phun mưa, có bộ lọc, van điều áp hiện đại được nhập khẩu tại Israel phù hợp với vùng canh tác.
Ảnh: Xây dựng nhà màng giá rẻ phục vụ trồng rau
2.3. Xây dựng mô hình trồng các loại rau sạch tại huyện Sa Thầy
- Diện tích cải ngọt: 90m2/vụ x 2 vụ;
- Diện tích rau xà lách: 90m2/vụ x 2 vụ
- Diện tích rau gia vị: 90m2/vụ x 2 vụ
3.. Đánh giá kết quả thực hiện mô hình.
TT
|
Tên sản phẩm
|
Chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
|
Chú thích
|
1
|
2
|
3
|
4
|
1
|
Cải ngọt
|
Năng suất 180kg/vụ
|
|
2
|
Xà lách
|
Năng suất 160kg/vụ
|
|
3
|
Rau gia vị
|
Năng suất 120kg/vụ
|
|
Ảnh: Mô hình trồng rau sau 05 tháng thực hiện
Từ mô hình trồng với diện tích 300m2 đã cho ra những sản phẩm rau sạch. Nhìn vườn rau xanh mướt phát triển tốt, không có sự can thiệp của hoá chất, ông Phan Lương rất vui. Từ những thành công trên, dự định tổ hợp tác sẽ nhân rông thêm mô hình thêm 1.000m2 nhằm phục vụ nhu cầu thị trường, hiện tại sản lượng rau của tổ hợp tác tiêu thụ rất ổn dịnh, thị trường chủ yếu là đầu mối khách quen, một số điểm bán gần khu vực.
Đại diện tổ hợp tác ông Phan Lương chia sẻ: “Trồng rau an toàn không quá khó, muốn sản xuất được cần phải siêng năng, tuân thủ theo quy trình sản xuất, có sổ ghi chép lịch thời vụ. Mọi thứ từ nhà lưới, giống cây trồng, phân bón, đến đường ống dẫn nước tưới... đều được sử dụng hướng dẫn làm đúng quy trình, phải tuân thủ nghiêm ngặt kỹ thuật trồng rau, đảm bảo sản phẩm thu hoạch phải sạch. Với nhiều ưu điểm trồng rau trong nhà kính, hạn chế sự ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường, thời tiết hoặc sâu bệnh gây hại, năng suất gấp 3 - 4 lần so với ngoài trời theo phương thức truyền thống. Làm nhà kính để trồng rau sạch là những mô hình hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao hiện đang được nhiều hộ gia đình nông dân áp dụng”.
Từ thành công ban đầu, để mở rộng phát triển sản xuất, thời gian Tổ hợp tác Sản xuất rau củ quả an toàn của xã Sa Nghĩa sẽ đưa vào trồng nhiều loại rau xanh khác nhau như: Rau cải ngọt, rau bó xôi, rau cải cúc, rau muống và tiến tới trồng cả rau thơm các loại phục vụ đồng bộ cho chuỗi rau ăn sống đảm bảo an toàn và chất lượng.
Ảnh: Mô hình rau an toàn 300m2
Bên cạnh đó, Tổ hợp tác Sản xuất rau củ quả an toàn của xã Sa Nghĩa sẽ tăng cường quảng bá để người dân địa phương tiếp cận sử dụng sản phẩm rau sạch nhiều hơn. Trồng rau sạch theo phương pháp nhà kính là mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn khá mới mẻ đối với người nông dân trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở vùng nông thôn hiện nay, bởi chi phí đầu tư ban đầu lớn, đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cũng như thị trường đầu ra sản phẩm. Từ mô hình này mở ra hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp hiện đại, hiệu quả. Hội Nông dân xã, huyện tiếp tục tuyên truyền, triển khai tới hội viên nông dân, đồng thời tạo điều kiện để hội viên nông dân tiếp cận được các nguồn vốn vay để phát triển sản xuất mô hình này.
Lê Tất Huy-Lê Thị Hà Phương