banner
Thứ 2, ngày 18 tháng 11 năm 2024
Ủy ban bầu cử tỉnh ban hành Hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 trong bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Kon Tum nhiệm kỳ 2021-2026
20-5-2021

Ngày 18/5/2021, Ủy ban bầu cử tỉnh Kon Tum ban hành Hướng dẫn số 33/HD-UBBC về việc phòng, chống dịch COVID-19 trong bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp tỉnh Kon Tum nhiệm kỳ 2021-2026.

 

Nhằm đảm bảo thực hiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đạt hiệu quả và công tác bầu cử diễn ra an toàn, đúng các quy định của pháp luật, những người tham gia công tác bầu cử (gồm cử tri và những người có liên quan, thành viên của các tổ chức phụ trách bầu cử) cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cụ thể:

 

- Thực hiện khai báo y tế trực tiếp hoặc khai báo y tế điện tử theo hướng dẫn chung của Bộ Y tế thông qua các ứng dụng: Vietnam Health Declaration, Bluezone, Ncovi... nếu dùng thiết bị điện thoại thông minh hoặc nơi tổ chức có hỗ trợ các ứng dụng này.

 

- Thực hiện nghiêm túc việc đeo khẩu trang, không tụ tập đông người,  không khạc nhổ bừa bãi, phải che miệng mỗi khi ho và hắt hơi, bỏ rác thải đúng nơi quy định.

 

- Thực hiện việc xếp hàng để vào bầu cử, giữ khoảng cách giữa người trước và người sau tối thiểu là 02 mét, di chuyển theo hướng một chiều; thực hiện theo hướng dẫn của ban tổ chức về tiến trình bầu cử và đảm bảo y tế cho công tác bầu cử.

 

- Trường hợp thành viên Tổ bầu cử có tiếp xúc gần với người được xác định mắc COVID-19 (F1, F2) phải cách ly thì địa phương chủ động bổ sung, thay thế và tổ chức tập huấn nghiệp vụ bầu cử đối với thành viên mới được bổ sung.

 

Theo đó, Hướng dẫn đã nêu rõ việc thực hiện bầu cử tại các điểm bầu cử, có 4 điểm bầu cử được hướng dẫn cụ thể gồm: Tổ chức bầu cử tại khu vực bỏ phiếu tại khu vực bỏ phiếu (phòng bỏ phiếu); Tổ chức bầu cử cho người đang thực hiện cách ly tại nhà; Tổ chức bầu cử tại khu vực cách ly tập trung và nơi thực hiện cách ly xã hội hoặc địa bàn bị phong tỏa; Tổ chức bầu cử tại bệnh viện, cơ sở y tế điều trị cho cử tri là bệnh nhân nghi ngờ hoặc xác định mắc COVID-19. (từng địa điểm được nêu rõ công tác chuẩn bị và quy trình thực hiện)

 

Về tiến độ và phân bổ thời gian bầu cử:

 

1. Căn cứ vào số lượng cử tri ở từng khu vực bỏ phiếu, thời gian bầu cử theo quy định và diễn biến của tình hình phòng, chống dịch COVID-19 tại địa phương và từng khu vực bỏ phiếu, UBND cấp xã chủ động xây dựng lịch trình tiến độ bầu cử và phân chia, bố trí thời gian bỏ phiếu phù hợp theo từng thôn, tổ dân phố bảo đảm không tập trung cử tri quá đông vào cùng một thời điểm bầu cử; đồng thời không để xảy ra phân tán lực lượng phục vụ bầu cử, ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của Tổ bầu cử trong ngày bầu cử.

 

2.  Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, UBND cấp xã và Tổ bầu cử xây dựng kế hoạch phân chia thời gian bỏ phiếu của cử tri theo các thôn, tổ dân phố theo từng đợt đi bầu cử; thời gian trung bình mỗi đợt bầu cử cách nhau khoảng từ 01 đến 02 giờ, bảo đảm không tập trung quá đông tại phòng bỏ phiếu. Trong ngày bầu cử, Tổ bầu cử phải thông báo kế hoạch phân chia thời gian bỏ phiếu để cử tri biết. (Trường hợp cử tri không có điều kiện tham gia bỏ phiếu theo đợt thì phải hướng dẫn và tạo điều kiện để cử tri tham gia bỏ phiếu trong ngày bầu cử theo quy định; trường hợp số cử tri trong danh sách đi bỏ phiếu tại khu vực bỏ phiếu đạt 100% trước giờ quy định thì Tổ bầu cử không được tuyên bố kết thúc cuộc bỏ phiếu và không được kiểm phiếu trước 19 giờ ngày 23/5/2021).

 

3. Đối với các xã, phường, thị trấn có các tình huống bầu cử mà phải mang hòm phiếu phụ: Trước ngày bầu cử chậm nhất 24 giờ (chậm nhất ngày 22/5/2021), UBND cấp xã phải hoàn thành việc khảo sát, thống kê số lượng, phân loại danh sách cử tri và xác định địa điểm của cử tri theo từng nhóm; Căn cứ kết quả khảo sát, thống kê, tiến hành xây dựng lịch trình tiến độ bầu cử, phân chia, bố trí thời gian bỏ phiếu và sử dụng hòm phiếu phụ phù hợp. Việc bố trí lực lượng trong tình huống sử dụng hòm phiếu phụ cần linh hoạt để vừa tập trung cho công tác bầu cử tại điểm bỏ phiếu chính, vừa đảm bảo tại địa điểm sử dụng hòm phiếu phụ.

 

Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình tổ chức bầu cử:

 

Căn cứ vào quy mô, số lượng cử tri tại cơ sở cách ly tập trung, UBND cấp xã xem xét, quyết định ghép danh sách cử tri ở cơ sở cách ly tập trung vào khu vực bỏ phiếu thích hợp. Đối với những nơi không thể chuyển ngay hòm phiếu phụ về phòng bỏ phiếu do yêu cầu của công tác phòng, chống dịch bệnh thì sau khi hết giờ bỏ phiếu, thành viên Tổ bầu cử tại cơ sở cách ly tập trung được phép thực hiện việc kiểm phiếu theo quy định tại Điều 73 của Luật Bầu cử ĐBQH và HĐND;

 

Trường hợp cơ sở cách ly tập trung, địa bàn phải thực hiện phong toả có số lượng cử tri quá lớn hoặc có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao, thì UBND cấp xã cân nhắc, có thể quyết định thành lập bổ sung khu vực bỏ phiếu riêng sau khi báo cáo và được sự phê chuẩn của UBND cấp huyện;

 

Trường hợp các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương có thành viên là người tiếp xúc gần với trường hợp xác định mắc COVID-19 (F1, F2) dẫn đến phải cách ly tập trung hoặc cách ly tại nhà thì tùy vào tình hình, điều kiện thực tế và nhân sự cụ thể các địa phương chủ động rà soát, bổ sung, thay thế thành viên tham gia bảo đảm đủ số lượng quy định.

 

Xây dựng kế hoạch, lịch trình bỏ phiếu để chủ động điều tiết, phân chia thời gian bỏ phiếu của cử tri ở từng thôn, tổ dân phố, cụm dân cư, nhóm hộ gia đình... và thông báo rộng rãi cho cử tri thuộc khu vực bỏ phiếu biết, bảo đảm tại cùng một thời điểm trong ngày bầu cử không tập trung quá đông người ở phòng bỏ phiếu.

 

Đối với các khu vực bỏ phiếu đã được Hội đồng bầu cử quốc gia cho phép thực hiện bầu cử sớm, đề nghị Uỷ ban bầu cử huyện Đăk Glei và huyện Ngọc Hồi tổ chức việc bầu cử an toàn, chu đáo, đúng quy định. Ngay sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc, Tổ bầu cử thực hiện việc kiểm phiếu và lập biên bản kết quả kiểm phiếu theo đúng quy định; niêm phong phiếu bầu, cho vào hòm phiếu, niêm phong hòm phiếu và gửi đến UBND cấp xã.

 

Ủy ban bầu cử các địa phương chỉ đạo, rà soát, kiểm tra kỹ hiện trạng các con dấu của các tổ chức phụ trách bầu cử, nếu có hiện tượng hoặc nguy cơ bị gãy, hỏng, mờ không thể tiếp tục sử dụng thì khẩn trương tổ chức việc khắc bổ sung thay thế. Đối với những khu vực bỏ phiếu có số lượng lớn cử tri phải cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung hoặc tại nhà, cơ sở lưu trú thì đề nghị địa phương xem xét, quyết định chuẩn bị hòm phiếu phụ và khắc bổ sung con dấu “Đã bỏ phiếu” với số lượng phù hợp, đáp ứng yêu cầu tổ chức việc bỏ phiếu./.

hbnguyet

Số lượt xem:535

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRUNG TÂM NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔNG TỈNH KON TUM
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Kon Tum - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông tỉnh Kon Tum.
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Giám đốc Trung tâm.
Địa chỉ: 88 Hai Bà Trưng – phường Quyết Thắng – tp Kon Tum – tỉnh Kon Tum; Điện thoại: 0260.3862890Email: trungtamnuockt@gmail.com.

76806 Tổng số người truy cập: 6543 Số người online:
TNC Phát triển: