banner
Thứ 3, ngày 19 tháng 11 năm 2024
Kết quả thực hiện Chương trình Quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Kon Tum
30-9-2020

Thực hiện Quyết định 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum (Sở KH&CN) tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND tỉnh) ban hành Quyết định số 398/QĐ-UBND ngày 5/6/2013 của UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt Dự án "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Kon Tum giai đoạn 2013-2016, định hướng đến năm 2020” (Quyết định số 398); Kế hoạch số 1326/KH-UBND ngày 22/5/2019 của UBND tỉnh Kon Tum về thực hiện Dự án "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Kon Tum" giai đoạn 2017-2020 (Kế hoạch số 1326).

Trên cơ sở Quyết định số 398, kế hoạch số 1326 của UBND tỉnh, Sở KH&CN phối hợp các cơ quan có liên quan đã triển khai và đạt được một số kết quả, hiệu quả như sau:

a). Kết quả triển khai Dự án "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Kon Tum":

- Tham mưu cho UBND tỉnh lựa chọn được 24 doanh nghiệp vừa và nhỏ(DN) thuộc đối tượng của Dự án "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Kon Tum" (Dự án) để hỗ trợ DN xây dựng mô hình DN năng suất, chất lượng.

- Tổ chức 01 Hội nghị thông tin, tuyên truyền về năng suất chất lượng; phổ biến các văn bản có liên quan; giới thiệu nội dung, cách thức tham gia dự án, chính sách hỗ trợ và vận động DN tham gia dự án. Đối tượng tham dự là lãnh đạo, cán bộ chuyên môn các sở, ban, ngành có liên quan và DN trên địa bàn tỉnh, đạt 100% kế hoạch.

- Tổ chức 03 khoá đào tạo, tập huấn cho DN về nội dung và phương pháp áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến, các công cụ để nâng cao năng suất chất lượng; hướng dẫn các DN khai thác thông tin về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật; về tiêu chuẩn hoá; về xây dựng thương hiệu và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; về giải thưởng chất lượng; về đăng ký sử dụng mã số mã vạch, đạt 100% kế hoạch.

- Đào tạo một số cán bộ, công chức của các Sở, ban, ngành trở thành chuyên gia năng suất, chất lượng để theo dõi việc xây dựng mô hình ở các DN , đồng thời làm nòng cốt nhân rộng mô hình, đạt 100% kế hoạch.

-  Phối hợp với Chương trình VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam Nam xây dựng 05 phóng sự sản xuất bưởi Măng đen, nấm Măng đen, cà chua cherry, rau xà lách thủy canh, cà phê áp dụng chương trình quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn VietGAP

- Phối hợp Đài phát thanh, truyền hình tỉnh xây dựng 02 phóng sự về việc kết quả triển khai Dự án NSCL trên địa bàn tỉnh; 03 phóng sự về sản phẩm rau củ, thịt gà theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, vietGAHP) và 01 phóng sự về Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị mới

- Tổ chức 05 tập huấn với 132 người tham gia về cách sử dụng, nhận biết sản phẩm an toàn thông qua tem truy xuất nguồn gốc.

- Tổ chức 02 Hội nghị kết nối sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nhằm quảng bá sản phẩm rau củ, thịt gà an toàn đã được xác nhận.

- Đăng tải và tuyên truyền việc thực hiện Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên Trang thông tin điện tử của tỉnh, của các cơ quan liên quan

- Phổ biến, tuyên truyền, triển khai thực hiện Thông tư số 25/2019/TT-BYT ngày 30/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế.

Ngoài ra, thông qua Dự án và các Chương trình lồng ghép của tỉnh, các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện công tác quản lý, đạt các kết quả: Tổ chức cấp 45 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm cho 124 giấy cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông thủy sản; đã xây dựng và xác nhận cho 06 chuỗi (02 chuỗi sản phẩm cà phê; 01 chuỗi sản phẩm thịt gà; 03 chuỗi sản phẩm rau, với 10 sản phẩm rau: Cà chua, cải xanh, mồng tơi, dền tía, cải đuôi phụng, rau muống, dưa leo, hành lá, cải ngọt, khổ qua) cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn; hỗ trợ 600 kg bao bì, 124.000 tem truy xuất nguồn gốc thông minh cho các cá nhân, đơn vị tham gia chuỗi; tổ chức 15 cuộc kiểm tra, đối với 223 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản (trong đó có 52 hộ sản xuất rau nhỏ lẻ); thành lập 05 đoàn lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm; tổng số mẫu qua kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm là 234 mẫu; 07/ 234 mẫu không đạt yêu cầu; xử lý vi phạm hành chính 12 vụ. Lấy 198 mẫu thực phẩm nông thủy sản giám sát an toàn thực phẩm; kết quả 07/198 mẫu không đạt, tiêu hủy 82 kg rau còn lại. Đã tiến hành 3 cuộc, kiểm tra 48 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, xử lý vi phạm hành chính 6 vụ,...

b). Hiệu quả mang lại từ việc triển khai Dự án:

- Từ nguồn hỗ trợ của Dự án NSCL, các DN xây dựng và áp dụng các  HTQL tiên tiến vào việc sản xuất, kinh doanh đã mang lại các hiệu quả như: giúp lãnh đạo DN quản lý được mọi hoạt động một cách khoa học nhất và hiệu quả cao; phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả hơn ở từng bộ phận, từng nhân viên; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân trong DN từ đó tạo môi trường thuận lợi để cán bộ, nhân viên phát huy năng lực, chia sẻ kinh nghiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; nâng cao được hình ảnh, nâng cao uy tín của DN thông qua việc tạo ra sản phẩm hàng hóa ổn định và chất lượng tốt đáp ứng được mong đợi của khách hàng; cắt giảm được chi phí nâng cao hiệu quả của công việc do sử dụng và tận dụng tối đa được mọi nguồn lực của DN; hạn chế được sai sót trong công việc, đưa ra được cách xử lý hợp lý và kịp thời, cải tiến được chất lượng công việc thông qua những công cụ kiểm soát.

- Đối với việc đăng ký và sử dụng mã số mã vạch: DN được cấp quyền sử dụng mã số mã vạch, đó là công cụ hiệu quả, tiện lợi để giúp DN trong việc kiểm kê hàng hóa, quản lý dòng sản phẩm cũng như kiểm soát được sản phẩm trên thị trường; giúp cho DN bảo vệ sản phẩm của mình trước nạn hàng nhái hàng giả; khách hàng dễ dàng nhận biết được sản phẩm của DN, dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xuất xứ hàng khi mua sản phẩm. Đặc biệt mã số mã vạch giúp cho việc đưa sản phẩm của DN tỉnh Kon Tum vào lưu thông trên thị trường được thuận lợi hơn, qua đó giúp cho DN từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

 c). Những khó khăn, vướng mắc khi triển khai Chương trình Quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh:

Việc triển khai thực hiện Chương trình Quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” (gọi tắt: Chương trình “Năng suất, chất lượng Quốc gia”) trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2013 – 2020, đã đạt được một số kết quả, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp tham gia Chương trình. Tuy nhiên, việc triển khai Chương trình “Năng suất, chất lượng Quốc gia” trên địa bàn tỉnh còn gặp những khó khăn, vướng mắc như:

- Số lượng doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh còn ít, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, sử dụng ít lao động; chủ yếu là kinh doanh mua bán các sản phẩm thô như mủ cao su, cà phê hạt, sắn lát,... chưa quen với các hoạt động cải tiến; nguồn tài chính của phần lớn các DN trong tỉnh còn hạn chế, nên các DN chưa mạnh dạn đổi mới công nghệ, có thói quen sản xuất theo kiểu truyền thống, ngại tiếp xúc với cái mới và nhất là phải đầu tư thêm về tài chính.

- Cơ chế quản lý, chính sách hỗ trợ nâng cao năng suất chất lượng: mức hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp khi tham gia dự án còn thấp, trong khi doanh nghiệp phải đối ứng thêm kinh phí (có những nội dung như hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, cải tiến công nghệ, thiết bị, doanh nghiệp phải bố trí kinh phí đối ứng 70%). Mặt khác, khi doanh nghiệp muốn xây dựng và áp dụng các HTQLCL như  TCVN ISO 22000: 2007, HACCP…. phải xây dựng, sắp xếp, sửa chữa nhà xưởng cho phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn nên doanh nghiệp ngại áp dụng.

Để việc triển khai thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá giai đoạn 2021-2030 (theo Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ) được hiệu quả và thống nhất trên toàn quốc, Sở KH&CN Kon Tum đã đề xuất, kiến nghị Bộ KH&CN, Bộ Tài chính một số nội dung sau:

- Bộ KH&CN, Bộ Tài chính sớm ban hành văn bản quy định cụ thể các nội dung hỗ trợ, định mức chi cho từng nội dung hỗ trợ của Chương trình.

- Về đối tượng tham gia Chương trình NSCL quốc gia giai đoạn đến năm 2030: đề nghị bổ sung thêm đối tượng là các Hợp tác xã. Vì ngoài doanh nghiệp, hiện nay các Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Kon Tum cũng có nhu cầu đăng ký tham gia Dự án để được hỗ trợ kinh phí xây dựng, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, đăng ký sử dụng mã số mã vạch, đăng ký xây dựng và áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc,...

Lê Văn Chinh

Số lượt xem:739

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
lens Niềm tin và kỳ vọng (23-9-2020)

 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRUNG TÂM NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔNG TỈNH KON TUM
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Kon Tum - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông tỉnh Kon Tum.
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Giám đốc Trung tâm.
Địa chỉ: 88 Hai Bà Trưng – phường Quyết Thắng – tp Kon Tum – tỉnh Kon Tum; Điện thoại: 0260.3862890Email: trungtamnuockt@gmail.com.

76869 Tổng số người truy cập: 342 Số người online:
TNC Phát triển: