Để xây dựng đội ngũ đánh giá viên chất lượng nội bộ Hệ thống quản lý chất lượng (Viết tắt là HTQLCL) theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tại các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện trên địa bàn tỉnh Kon Tum, phục vụ việc duy trì, cải tiến HTQLCL và áp dụng có hiệu quả HTQLCL theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động của các cơ quan, đơn vị, vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ ban hành Kế hoạch số 36/KH-SKHCN ngày 19/5/2022về việc tổ chức khoá đào tạo đánh giá viên chất lượng nội bộ Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015. Theo đó:
Đối tượng tham gia: Cán bộ, công chức làm công tác ISO của các Sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh; UBND các huyện, thành phố.
Địa điểm tổ chức: Tại thành phố Kon Tum
Hình thức học: trực tiếp.
Thời gian tổ chức: dự kiến 4 ngày, từ ngày 26/6 -30/6/2022
Nội dung đào tạo:
1. Tổng quan về hoạt động đánh giá:
- Những khái niệm chung về đánh giá, các loại hình đánh giá.
- Quản lý chương trình đánh giá.
- Lập kế hoạch và chuẩn bị đánh giá.
- Yêu cầu đối với đoàn đánh giá và chuyên gia đánh giá.
- Các hoạt động đánh giá.
- Phân loại sự không phù hợp, viết báo cáo sự không phù hợp, thẩm xét hành động khắc phục và kết luận vấn đề.
2. Kỹ năng đánh giá và trách nhiệm, quyền hạn của chuyên gia đánh giá:
- Giới thiệu tiêu chuẩn ISO 19011 và ISO/IEC 17021.
- Các kiến thức và kỹ năng cần thiết đối với chuyên gia đánh giá.
- Trách nhiệm và quyền hạn của chuyên gia đánh giá.
3.3. Những việc cần chuẩn bị trước khi tiến hành đánh giá:
- Các loại tài liệu cần chuẩn bị trước khi đánh giá.
- Xây dựng bảng câu hỏi (những nội dung dự kiến, trình tự thực hiện cuộc đánh giá).
- Những dạng câu hỏi nên và không nên sử dụng trong quá trình đánh giá.
- Trách nhiệm và quyền hạn của Trưởng đoàn đánh giá.
3.Thực hành đánh giá:
- Quản lý quá trình đánh giá - phiên họp khai mạc.
- Áp dụng biện pháp quá trình trong việc thực hiện đánh giá (đầu vào, hoạt động biến đổi, đầu ra).
- Kỹ thuật phỏng vấn, đánh giá (những yếu tố nhạy cảm).
4. Kết thúc đánh giá và giám sát việc khắc phục/hành động khắc phục sau đánh giá:
- Lập báo cáo đánh giá, những nội dung cần có của báo cáo đánh giá.
- Phân loại sự không phù hợp (nặng/nhẹ) và điểm lưu ý.
- Quản lý quá trình đánh giá - phiên họp kết thúc.
- Giám sát biện pháp khắc phục/hành động khắc phục về các điểm không phù hợp đã phát hiện trong cuộc đánh giá./.
Hồng Vân