banner
Thứ 7, ngày 16 tháng 11 năm 2024
KẾ HOẠCH KHẮC PHỤC CÁC TỒN TẠI, HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ KINH DOANH NĂM 2021
18-8-2022

Ngày 17 tháng 8 năm 2022 Sở Khoa học và Công nghệ ban hành Kế hoạch số 46/KH-SKHCN về Khắc phục các tồn tại, hạn chế trong công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh năm 2021. Qua đó, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện nhằm góp phần cải thiện, nâng cao các chỉ số trong thời gian tới, cụ thể như sau:

 

Về Chỉ số cải cách hành chính (PARINDEX), Chỉ số hài lòng của người dân về sự phục vụ hành chính (SIPAS)

 

Thực hiện nghiêm việc giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) phục vụ cá nhân, tổ chức và sử dụng Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh để tiếp nhận, xử lý và trả kết quả hồ sơ đảm bảo quy định; nâng cao tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn và sớm hạn, hạn chế thấp nhất việc giải quyết hồ sơ trễ hạn, quá hạn, trả hồ sơ không đúng quy định dẫn đến gây bức xúc cho tổ chức, công dân, làm phát sinh phản ánh, kiến nghị trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh và Cổng Dịch vụ công quốc gia. Nâng cao chất lượng phục vụ người dân, tổ chức, doanh nghiệp thông qua kết quả thực hiện các dịch vụ hành chính công, góp phần nâng cao sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan, đơn vị.

 

Chỉ đạo, quán triệt công chức, viên chức của phòng, đơn vị nghiêm túc thực hiện phiếu điều tra xã hội học do Bộ Nội vụ triển khai thực hiện hằng năm, để công tác điều tra xã hội học được thực hiện đảm bảo khách quan, chính xác và phản ánh đúng tình hình thực tế.

 

Nghiên cứu, rà soát các sáng kiến hoặc giải pháp, cách làm mới có khả năng áp dụng, đem lại hiệu quả trong công tác cải cách hành chính tại cơ quan, đơn vị (giao mỗi phòng/ đơn vị 01 sáng kiến trình Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở. Sau đó lựa chọn 01 sáng kiến có hiệu quả áp dung cao trình Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh xem xét, đánh giá) để phục vụ cho công tác đánh giá, chấm điểm cuối năm của cơ quan, đơn vị cũng như để chọn lọc các sáng kiến, giải pháp mới có khả năng đem lại hiệu quả thiết thực trong lĩnh vực cải cách hành chính.

 

Triển khai thực hiện nghiêm túc, đảm bảo có hiệu quả các nội dung tại chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh như: Kế hoạch số 4492/KH-UBND ngày 20/12/ 2021 về thực hiện công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh năm 2022; Kế hoạch 62/KH-UBND ngày 07/01/2022 về tuyên truyền công tác cải cách hành chính năm 2022; Công văn 1923/UBND-NC ngày 21/6/2022 về triển khai thực hiện một số giải pháp nâng cao chỉ số PAPI, PAR INDEX trên địa bàn tỉnh; Thông báo số 2343/TB-VP ngày 28/6/2022 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh về Kết luận của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Ngọc Sâm tại buổi họp đánh giá kết quả các chỉ số: PCI, PAPI, PAR INDEX, SIPAS của tỉnh và Chỉ số DDCI đối với các sở, ban, ngành, địa phương năm 2021...

 

Về Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI

 

Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm:

 

Tích cực tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu trong thực thi công vụ. Tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà trong giải quyết công việc đối với người dân và doanh nghiệp. Tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp phản ánh tình trạng thiếu trách nhiệm, tiêu cực, nhũng nhiễu của đội ngũ cán bộ, công chức.

 

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các hoạt động cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh một cách kịp thời, rộng rãi đến cộng đồng doanh nghiệp; tổ chức triển khai hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; tăng cường công tác quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng, cắt giảm các khoản chi phí không chính thức cho doanh nghiệp…

 

Thường xuyên cử công chức, viên chức tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức tham mưu quản lý trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, cấp giấy phép, công chức tiếp xúc thường xuyên với doanh nghiệp, tổ chức và công dân.

 

Đối với chỉ số tốt cần duy trì:

 

 

Thực hiện nghiêm quy định về công khai, cung cấp, đăng tải các thông tin; Kịp thời nắm bắt, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.

 

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả website của Sở để cung cấp các thông tin về quy hoạch, pháp lý, thủ tục pháp lý, đấu thầu, văn bản điều hành chỉ đạo của tỉnh và của cơ quan, đơn vị, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho doanh nghiệp một cách nhanh chóng, đầy đủ.

 

Nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo Sở và đội ngũ công chức, viên chức trong việc hỗ trợ doanh nghiệp. Quán triệt tới toàn thể công chức, viên chức quan điểm vận dụng sáng tạo các cơ chế, chính sách trong giải quyết công việc theo hướng tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp. Thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo công chức, viên chức nắm vững các chính sách để vận dụng hiệu quả, chú trọng cả về kiến thức và thái độ hành vi ứng xử.

 

Các phòng, đơn vị cần tăng cường triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của tỉnh; đưa chủ trương, chính sách đến với doanh nghiệp; chủ động tham mưu Lãnh đạo Sở trình Ủy ban nhân dân tỉnh đối với các vấn đề chưa rõ, còn gặp khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các chính sách/văn bản của Trung ương.

 

Đối với các chỉ số bị giảm điểm so với năm 2020:

 

Áp dụng tối đa việc ứng dụng công nghệ thông tin để mở rộng các lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; đẩy mạnh việc triển khai hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

 

Đẩy mạnh thực hiện cải cách TTHC, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC; Triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ kiểm soát TTHC; gắn trách nhiệm của người đứng đầu các phòng, đơn vị trong công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị; Đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện việc giải quyết TTHC trên môi trường điện tử, đảm bảo tính minh bạch, hạn chế các chi phí không chính thức và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC.

 

Phố biến rộng rãi địa chỉ tiếp nhận (đường dây nóng, địa chỉ tiếp nhận) các ý kiến phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân đối với những công chức có hành vi nhũng nhiễu nhằm giảm chi phí không chính thức cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. Thường xuyên kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm công chức nhũng nhiễu gây phát sinh các chi phí không chính thức trong thực thi công vụ; nâng cao chất lượng giải quyết những khó khăn vướng của doanh nghiệp, bảo đảm tính hiệu quả và thực chất.

 

 Về Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI)

 

Nội dung“Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công”: Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời các khiếu nại, tố cáo, thông tin phản ánh thuộc lĩnh vực ngành quản lý; trong quá trình kiểm tra, thanh tra, nếu phát hiện vi phạm thì xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Công khai báo cáo hằng năm về phòng, chống tham nhũng, các kết luận thanh tra cũng như việc chấp hành kết luận thanh tra theo quy định. Tiếp tục rà soát, kiến  nghị cấp có thẩm quyền bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung các quy định còn thiếu, sơ hở, dễ bị lợi dụng để tham nhũng.

 

Nội dung “Thủ tục hành chính công”: Tăng cường rà soát các quy định về TTHC để kiến nghị cấp có thẩm quyền bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung đối với những thủ tục vướng mắc, bất cập, gây cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của Nhân dân. Cập nhật, niêm yết, công khai kịp thời, đầy đủ TTHC trên Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị. Tổ chức tốt việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý đúng quy định; nâng cao tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn và trước hạn; không tự ý yêu cầu người dân, tổ chức, doanh nghiệp bổ sung thêm các thủ tục, giấy tờ không có trong quy định; hạn chế tối đa việc người dân, tổ chức phải đi lại nhiều lần; thực hiện nghiêm việc xin lỗi khi để xảy ra trễ hẹn; có giải pháp thúc đẩy việc giải quyết TTHC trên môi trường điện tử...

 

Nội dung “Quản trị điện tử”: Thực hiện công khai đầy đủ thông tin hướng dẫn, biểu mẫu các TTHC trên Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị; có giải pháp, tuyên truyền, phổ biến để người dân, tổ chức biết, tăng số lượng người dân tiếp cận tin tức trong nước qua kết nối Internet tại nhà...

 

Trong từng nhiệm vụ đều giao trách nhiệm cho từng phòng, từng bộ phận chủ trì và thời gian hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời giao Phòng Hành chính – Tổng hợp theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch và tổng hợp, định kỳ báo cáo cơ quan cấp trên theo quy định./.

 

Thùy Trâm

Số lượt xem:1546

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRUNG TÂM NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔNG TỈNH KON TUM
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Kon Tum - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông tỉnh Kon Tum.
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Giám đốc Trung tâm.
Địa chỉ: 88 Hai Bà Trưng – phường Quyết Thắng – tp Kon Tum – tỉnh Kon Tum; Điện thoại: 0260.3862890Email: trungtamnuockt@gmail.com.

70670 Tổng số người truy cập: 260 Số người online:
TNC Phát triển: