Nhà khoa học Việt tách hoạt chất chống loãng xương từ cây rừng
17-11-2022
Nhà khoa học Việt tách hoạt chất chống loãng xương từ cây rừng
Nhà khoa học Việt tách hoạt chất chống loãng xương từ cây rừng
<p class="description" style="text-align: justify;"><strong><em>Nh&oacute;m nghi&ecirc;n cứu Trường Đại học Khoa học v&agrave; C&ocirc;ng nghệ H&agrave; Nội chiết xuất th&agrave;nh c&ocirc;ng c&aacute;c hoạt chất c&oacute; t&aacute;c dụng chống lo&atilde;ng xương từ c&acirc;y bướm bạc, v&oacute;t v&agrave;ng nhạt, triển vọng ph&aacute;t triển thuốc điều trị.</em></strong></p> <p class="description" style="text-align: justify;">&nbsp;</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">TS Nguyễn Hải Đăng, Ph&oacute; hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học v&agrave; C&ocirc;ng nghệ H&agrave; Nội (USTH), Chủ nhiệm đề t&agrave;i cho biết, từ năm 2017 nh&oacute;m bắt đầu nghi&ecirc;n cứu, t&igrave;m kiếm c&aacute;c hoạt chất c&oacute; t&aacute;c dụng chống lo&atilde;ng xương từ nguồn thực vật ph&iacute;a Bắc Việt Nam.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">&nbsp;</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Trong số 235 mẫu thực vật được s&agrave;ng lọc khả năng chống lo&atilde;ng xương, c&oacute; 74 mẫu thể hiện t&aacute;c dụng ức chế tế b&agrave;o hủy xương. Trong số n&agrave;y, nh&oacute;m lựa chọn 3 lo&agrave;i nghi&ecirc;n cứu s&acirc;u gồm: bướm bạc (<em>Mussaenda pubescens</em>), đinh lăng (<em>Polycias fruticosa</em>) v&agrave; v&oacute;t v&agrave;ng nhạt (<em>Viburnum lutescens</em>), ph&acirc;n lập được 41 hợp chất c&oacute; t&aacute;c dụng ức chế sự h&igrave;nh th&agrave;nh tế b&agrave;o hủy xương.</p> <p class="Normal"><img class="rao"class="img-responsive" style="display: block; margin-left: auto; margin-right: auto;" src="/uploads/2022/11/18/1668733243_nhom-nghien-cuu-1543-1668597479.jpg" alt="" /></p> <p class="Normal" style="text-align: center;"><span>Nh&oacute;m nghi&ecirc;n cứu l&agrave;m việc tại ph&ograve;ng th&iacute; nghiệm. Ảnh:&nbsp;</span><em>Hồng Kh&aacute;nh</em></p> <p class="Normal" style="text-align: center;">&nbsp;</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">TS Hải Đăng cho biết, c&oacute; h&agrave;ng chục hợp chất được ph&acirc;n lập nhưng nh&oacute;m chỉ chọn 2 hợp chất mussaendoside O (từ lo&agrave;i bướm bạc) v&agrave; 2-oxo-3&beta;,23-dihydroxyolean-12-en-28-oic acid (chất mới từ lo&agrave;i v&oacute;t v&agrave;ng nhạt) để thử nghiệm s&acirc;u về khả năng chống lo&atilde;ng xương tr&ecirc;n mẫu tế b&agrave;o v&agrave; tr&ecirc;n chuột. Hai hợp chất n&agrave;y cho hiệu quả cao, kết quả được c&ocirc;ng bố tr&ecirc;n tạp ch&iacute; chuy&ecirc;n ng&agrave;nh quốc tế.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">&nbsp;</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">"Đ&acirc;y l&agrave; bước nghi&ecirc;n cứu cơ bản rất quan trọng trước khi thực hiện c&aacute;c bước tiếp theo", TS Đăng n&oacute;i. Ngo&agrave;i thực nghiệm đ&aacute;nh gi&aacute; hoạt t&iacute;nh tr&ecirc;n tế b&agrave;o, c&aacute;c nghi&ecirc;n cứu về cơ chế đ&atilde; gi&uacute;p hiểu s&acirc;u hơn về t&aacute;c động của c&aacute;c hợp chất tiềm năng tr&ecirc;n c&aacute;c đ&iacute;ch sinh học. Từ đ&oacute;, định hướng c&aacute;c nghi&ecirc;n cứu tiếp theo tr&ecirc;n chuột. Để ứng dụng l&acirc;m s&agrave;ng v&agrave; ph&aacute;t triển th&agrave;nh thuốc "trung b&igrave;nh cần khoảng 12-15 năm v&agrave; ti&ecirc;u tốn khoảng 1-2 tỷ USD", TS Đăng n&oacute;i v&agrave; cho biết, tiếp tục theo đuổi hướng nghi&ecirc;n cứu.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">&nbsp;</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Chia sẻ về qu&aacute; tr&igrave;nh triển khai, Chủ nhiệm đề t&agrave;i cho biết, kh&oacute; khăn lớn nhất của nh&oacute;m l&agrave; biệt h&oacute;a được tế b&agrave;o hủy xương từ tế b&agrave;o RAW264.7. Th&iacute; nghiệm n&agrave;y cần phải thực hiện li&ecirc;n tục v&agrave; y&ecirc;u cầu kỹ thuật cao. Th&ecirc;m nữa, đề t&agrave;i thực hiện trong thời gian gi&atilde;n c&aacute;ch do Covid-19, nhiều d&ograve;ng tế b&agrave;o kh&ocirc;ng thể duy tr&igrave;, một số d&ograve;ng tế b&agrave;o quan trọng bị mất n&ecirc;n phải nu&ocirc;i lại, mất rất nhiều thời gian.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">&nbsp;</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Sau hơn 3 năm nghi&ecirc;n cứu, nh&oacute;m đ&atilde; thu được những kết quả bước đầu. Ngo&agrave;i việc chiết xuất th&agrave;nh c&ocirc;ng c&aacute;c hợp chất qu&yacute;, qu&aacute; tr&igrave;nh thực hiện đề t&agrave;i gi&uacute;p h&igrave;nh th&agrave;nh một nh&oacute;m nghi&ecirc;n cứu c&oacute; sự phối hợp giữa c&aacute;c nh&agrave; khoa học về h&oacute;a học v&agrave; sinh học. Kết quả l&agrave; "nh&oacute;m nghi&ecirc;n cứu mạnh thuộc trường USTH được th&agrave;nh lập", TS Đăng cho biết.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">&nbsp;</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Tr&ecirc;n cơ sở vận h&agrave;nh nh&oacute;m nghi&ecirc;n cứu mạnh, c&aacute;c nh&agrave; khoa học tiếp tục t&igrave;m kiếm c&aacute;c nguồn hoạt chất tiềm năng c&oacute; dược t&iacute;nh cao, hướng đến c&aacute;c hoạt t&iacute;nh như chống lo&atilde;ng xương, chống vi&ecirc;m v&agrave; chống ung thư.</p>
  
Số lượt xem:723