<p style="text-align: justify;"><strong> </strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Ngày 15/9/2022, Tại phòng họp Sở KH&CN đã tổ chức buổi họp Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh đề <em>tài </em><em>“Đánh giá khả năng thích nghi và đề xuất các giải pháp sử dụng đất hợp</em><em>lý trên các dạng lập địa trồng cây dược liệu chính trên địa bàn tỉnh Kon Tum”</em><em>.</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em> </em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Thành phần tham dự Hội đồng gồm: Ông Đoàn Trọng Đức – Phó giám đốc Sở KH&CN được ủy quyền làm chủ tịch Hội đồng, các thành viên và các đại biểu tham dự là đại diện lãnh đạo các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố thuộc tỉnh.</p>
<p><img class="rao"class="img-responsive" style="display: block; margin-left: auto; margin-right: auto;" src="/uploads/2022/09/16/1663316293__DSC1422.JPG" alt="" width="550" /></p>
<p style="text-align: center;"><em>Quảng cảnh buổi làm việc của Hội đồng nghiệm thu đề tài</em></p>
<p style="text-align: justify;">Đại diện cơ quan chủ trì báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện sau 2 năm triển khai đề tài trước Hội đồng KH&CN và đã đạt một số kết quả sau:</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;">1. Đã đánh giá khả năng thích nghi: Kon Tum có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển các loại dược liệu với tổng số 853 loài cây thuốc và nấm làm thuốc, 30/853 loài cây thuốc có nhu cầu lớn cho thị trường và khoảng 25 loài cây thuốc được trồng, sử dụng nhiều trong các cơ sở khám chữa bệnh, có giá trị chữa bệnh và kinh tế cao như: Cây Sâm Ngọc Linh, Đảng Sâm (Hồng Đảng sâm), Đương quy, Ngũ vị tử và một số khác,…</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;">2. Xây dựng cơ sở dữ liệu về số lượng và chất lượng đất đai vùng trồng cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon Tum: Đã xây dựng được 03 bộ bản đồ chuyên đề về chất lượng đất đai đất đai vùng trồng cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon Tum tỷ lệ 1/25.000. Đất cho phát triển trồng cây dược liệu của tỉnh Kon Tum theo hệ phân loại FAO-UNESCO-WRB được chia thành 3 Nhóm đất: Nhóm Đất đỏ có 1.188,5 ha, chiếm 1,2% DTĐT và 0,2% DTTN; Nhóm Đất xám có 99.194,8 ha, chiếm 98,4% DTĐT và 15,0% DTTN; Nhóm Đất phù sa có 416,7 ha, chiếm 0,4% DTĐT và 0,1% DTTN.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;">3. Đánh giá mức độ thích hợp đất đai cho 27 loại cây dược liệu gồm: Sâm Ngọc Linh; Đẳng sâm; Sa nhân tím; Đương quy; Lan Kim Tuyến; Nghệ vàng; Đinh lăng; Ngũ vị tử; Ý dĩ; Nấm dược liệu; Độc hoạt; Giảo cổ lam; Bách bệnh; Bảy lá một hoa; Diệp hạ châu; Sâm cau; Gấc; Vàng đắng; Nhân trần; Dây khỉ; Ba kích; Sơn tra; Cốt toái bổ; Thạch hộc tía; Hà thủ ô; Cẩu tích; Kê huyết đằng. Kết quả đánh giá cho thấy: Vùng đất phù sa thích hợp với các loài dược liệu ưa nóng, không cần độ che phủ cao như: Nghệ vàng, Đinh lăng, Gấc,... Vùng đất đỏ thích hợp với các loài dược liệu: Sâm cau, Gấc, Nhân trần, Cốt toái bộ, Cẩu tích, Ý dĩ, Độc hoạt, Giảo cổ lam, Hà thủ ô, Kê huyết đằng,... Vùng đất xám do còn nhiều rừng, độ che phủ lớn, độ cao lớn, khí hậu lạnh, nên khá thích hợp với nhiều loại dược liệu quá lạnh, quá che bóng, độ dày tầng thảm mục lớn như: Sâm Ngọc Linh, đẳng sâm, Lan Kim Tuyến, Ngũ vị tử, Đương quy, Sa nhân, Bách bệnh, Vàng đắng, Dây khỉ,...</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;">4. Cơ quan chủ trì đã đề xuất đưa vào quy hoạch trồng 11 cây/nhóm cây dược liệu chính cho tỉnh Kon Tum với tổng diện tích khoảng 50.545,72 ha và đề xuất những giải pháp thực hiện quy hoạch vùng trồng các cây dược liệu chính trên địa bàn tỉnh Kon Tum.</p>
<p><img class="rao"class="img-responsive" style="display: block; margin-left: auto; margin-right: auto;" src="/uploads/2022/09/16/1663316381__DSC1435.JPG" alt="" width="550" /></p>
<p align="center"><em>Đại diện cơ quan chủ trì đề tài phát biểu trước Hội đồng nghiệm thu</em></p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;">Các thành viên Hội đồng đã thảo luận, đánh giá chung về các sản phẩm và kết quả đạt được của đề tài đảm bảo yêu cầu về tiến độ và chất lượng. Hội đồng nhận định kết quả của đề tài là cơ sở khoa học vững chắc cho việc đề xuất quy hoạch vùng phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon Tum; đưa cây dược liệu thành cây trồng chính, khai thác lợi thế khí hậu, đất đai để trồng cây dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo vùng nguyên liệu rộng lớn nhằm góp phần đưa sản phẩm dược liệu có mặt rộng rãi trên thị trường. Đồng thời, Hội đồng cũng yêu cầu cơ quan chủ trì tiếp thu các ý kiến của các thành viên để chỉnh sửa và hoàn thiện báo cáo và hồ sơ, thủ tục gửi Sở KH&CN để hoàn tất thủ tục nghiệm thu, kết thúc đề tài.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;">Kết thúc buổi làm việc, Hội đồng đã bỏ phiếu theo quy định, kết quả bỏ phiếu 11/11 phiếu: Đạt./.</p>
<p style="text-align: right;">hbnguyet</p> |