<p style="text-align: justify;"><strong><em>Ngày 14/9/2020, UBND tỉnh Kon Tum ban hành Quyết định số 890/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025 (sau đây viết tắt là Đề án).</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Mục tiêu tổng quát của Đề án là bảo tồn, khai thác và phát triển an toàn, bền vững nguồn gen quý, hiếm, có giá trị cao về kinh tế, khoa học, y dược, môi trường (các nguồn gen cây trồng nông lâm nghiệp, cây dược liệu, vật nuôi, thủy sản, vi sinh vật có ích,..), góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum.</p>
<p style="text-align: justify;">Để thực hiện mục tiêu đề ra, Đề án xác định những nội dung cần thực hiện gồm:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>1. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen sinh vật trên địa bàn tỉnh:</strong> Điều tra, thu thập các nguồn gen đặc hữu, quý hiếm có giá trị khoa học và giá trị ứng dụng trên địa bàn tỉnh; Thu thập, đánh giá các nguồn gen cây trồng, vật nuôi mới có giá trị kinh tế cao để phục vụ khai thác, phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh Kon Tum; Lưu giữ các nguồn gen đặc hữu quý, hiếm có giá trị khoa học và giá trị kinh tế tại Phòng thí nghiệm; các cơ sở bảo tồn trên địa bàn tỉnh; Xây dựng cơ sở dữ liệu các nguồn gen đặc hữu, quý hiếm của tỉnh.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>* Một số nhiệm vụ ưu tiên:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Điều tra xác định vùng phân bố, số lượng loài, giá trị sử dụng loài Trắc (<em>Dalbergia cochinchinensis) </em>tại Vườn quốc gia Chư Mom Ray và Rừng đặc dụng Đăk Uy.</p>
<p style="text-align: justify;">- Điều tra xác định vùng phân bố, số lượng loài, giá trị sử dụng Cẩm lai (<em>Dalbergia oliveri)</em>, Giáng hương quả to (<em>Pterocarpus macrocarpus</em><em>)</em> tại Vườn quốc gia Chư Mom Ray.</p>
<p style="text-align: justify;">- Điều tra, thu thập xác định vùng phân bố, đặc điểm sinh học; nghiên cứu thuần dưỡng và sản xuất nhân tạo của cá Mõm trâu, cá Trà sóc,...</p>
<p style="text-align: justify;">- Nghiên cứu, đánh giá các nguồn gen: cây lan một lá (<em>Nervilia fordii</em> (Hance) Schltr); cây 7 lá một hoa (<em>Paris poluphylla</em> Sm),... phục vụ công tác bảo tồn, khai thác và phát triển.</p>
<p style="text-align: justify;">- Điều tra, thu thập và đánh giá các nguồn gen đặc hữu (thủy sản: giống cá niên,..; các loại cây trồng: nếp than, gạo đỏ, cốt toái bổ, chè dây, chè rừng,...; động vật: bò tót,...); chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để phục tráng, thuần chủng nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản, nấm, vi sinh vật,.... trên địa bàn tỉnh.</p>
<p style="text-align: justify;">- Triển khai lưu giữ tại các phòng thí nghiệm, cơ sở bảo tồn trên địa bàn tỉnh đối với các nguồn gen có giá trị khoa học, giá trị kinh tế để phục vụ bảo tồn và khai thác phát triển phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>2. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật:</strong> Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm cho các tổ chức khoa học và công nghệ công lập <em>(Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng và dịch vụ khoa học và công nghệ)</em> phục vụ nghiên cứu chọn tạo, thực nghiệm và lưu giữ các nguồn gen giống cây trồng có giá trị khoa học và giá trị kinh tế cao; Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác bảo tồn tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, Vườn quốc gia Chư Mom Ray, Rừng đặc dụng Đăk Uy,… hình thành các cơ sở bảo tồn các nguồn gen động thực vật quý hiếm, đặc hữu của tỉnh; Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở nghiên cứu, phân tích, kiểm định, kiểm nghiệm, sản xuất, bảo quản, chế biến các sản phẩm công nghệ sinh học, sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>3. Tư liệu hóa các nguồn gen tỉnh Kon Tum:</strong> Thu thập, hệ thống hóa dữ liệu về nguồn gen ở các tổ chức nghiên cứu nguồn gen và giống cây trồng, vật nuôi bản địa, quý hiếm về đặc điểm phân bố, hình thái phân loại, đặc điểm dinh dưỡng, đặc điểm sinh trưởng, đặc điểm sinh sản,... của các nguồn gen; xây dựng bản đồ phân bố, tiêu bản, hình ảnh, bảng mô tả, dữ liệu thông tin, số hoá dữ liệu các nguồn gen,… ; Ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu quỹ gen tỉnh Kon Tum đáp ứng yêu cầu cập nhật, trao đổi thông tin về nguồn gen.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong> Dự kiến kết quả sau khi triển khai thực hiện đề án:</strong> Lưu giữ, bảo quản nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản, vi sinh vật,… <em>(trong phòng thí nghiệm; tại </em><em>các Vườn quốc gia, </em><em>khu vực</em><em> bảo tồn thiên nhiên và các khu vực</em><em> nuôi, trồng</em><em> khác</em><em>).</em> Báo cáo khoa học kết quả điều tra, nghiên cứu các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản, vi sinh vật,… trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Mô hình bảo tồn, nhân giống, phát triển triển sản xuất nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản. Cơ sở dữ liệu kết quả điều tra, khảo sát và thu thập bổ sung nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản, vi sinh vật,…trên địa bàn tỉnh Kon Tum; Cơ sở nghiên cứu, cơ sở bảo tồn: Phòng thí nghiệm <em>(P</em><em>hòng nuôi cấy mô; phòng thí nghiệm sinh học; </em><em>vườn giống</em><em> cây đầu dòng,…</em><em>)</em> của các đơn vị trong tỉnh.</p>
<p style="text-align: justify;" align="center"><strong> </strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Danh mục sản phẩm dự kiến</strong></p>
<p style="text-align: justify;" align="center"><strong> </strong></p>
<table style="width: 602px;" border="1" cellspacing="0" cellpadding="0">
<tbody>
<tr>
<td width="37">
<p align="center"><strong>TT</strong></p>
</td>
<td width="339">
<p><strong>ĐỐI TƯỢNG NGUỒN GEN THỰC HIỆN BẢO TỒN</strong></p>
</td>
<td width="227">
<p align="center"><strong>GHI CHÚ</strong></p>
</td>
</tr>
<tr>
<td width="37">
<p align="center">1</p>
</td>
<td width="339">
<div>
<p>Đẳng sâm <em>(<a title="Codonopsis javanica" href="https://vi.wikipedia.org/wiki/Codonopsis_javanica">Codonopsis javanica</a>)</em></p>
</div>
</td>
<td width="227">
<p>Lưu giữ, bảo tồn và khai thác, phát triển nguồn gen</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td width="37">
<p align="center">2</p>
</td>
<td width="339">
<div>
<p>Lan Kim tuyến <em>(Anoectochilus </em>sp<em>)</em></p>
</div>
</td>
<td width="227">
<p>Lưu giữ, bảo tồn và khai thác, phát triển nguồn gen</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td width="37">
<p align="center">3</p>
</td>
<td width="339">
<p>Lan giả hạt <em>(Dendrobium anosmum)</em></p>
</td>
<td width="227">
<p>Lưu giữ, bảo tồn và khai thác, phát triển nguồn gen</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td width="37">
<p align="center">4</p>
</td>
<td width="339">
<p>Cây lan một lá (<em>Nervilia fordii</em> (Hance) Schltr)</p>
</td>
<td width="227">
<p>Đánh giá nguồn gen</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td width="37">
<p align="center">5</p>
</td>
<td width="339">
<p>Cây 7 lá một hoa (<em>Paris poluphylla</em> Sm)</p>
</td>
<td width="227">
<p>Đánh giá nguồn gen</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td width="37">
<p align="center">6</p>
</td>
<td width="339">
<p>Cá niên (<em>Onvchostoma gerlachi</em>, W.K.H. Peters, 1881)</p>
</td>
<td width="227">
<p>Điều tra, đánh giá nguồn gen</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td width="37">
<p align="center">7</p>
</td>
<td width="339">
<p>Bò tót (<em>Bos gaurus)</em></p>
</td>
<td width="227">
<p>Điều tra, đánh giá nguồn gen</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td width="37">
<p align="center">8</p>
</td>
<td width="339">
<p>Nếp than (<em>Philydrum lanuginosum </em>Banks)</p>
</td>
<td width="227">
<p>Điều tra, đánh giá nguồn gen</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td width="37">
<p align="center">9</p>
</td>
<td width="339">
<p>Chè rừng</p>
</td>
<td width="227">
<p>Điều tra, đánh giá nguồn gen</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td width="37">
<p align="center">10</p>
</td>
<td width="339">
<p>Cá Mõm trâu (<em>Bangana behri</em> Fowler, 1937)</p>
</td>
<td width="227">
<p>Điều tra, đánh giá nguồn gen</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td width="37">
<p align="center">11</p>
</td>
<td width="339">
<p>Cá Trà sóc (Probarbus jullieni)</p>
</td>
<td width="227">
<p>Điều tra, đánh giá nguồn gen</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td width="37">
<p align="center">12</p>
</td>
<td width="339">
<p>Trắc (<em>Dalbergia cochinchinensis)</em></p>
</td>
<td width="227">
<p>Điều tra, đánh giá nguồn gen</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td width="37">
<p align="center">13</p>
</td>
<td width="339">
<p>Cẩm lai (<em>Dalbergia oliveri)</em>, Giáng hương quả to (<em>Pterocarpus macrocarpus</em><em>)</em></p>
</td>
<td width="227">
<p>Điều tra, đánh giá nguồn gen</p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p style="text-align: justify;"><strong> </strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Kinh phí thực hiện:</strong> Nguồn kinh phí từ Trung ương hỗ trợ thuộc chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Nguồn kinh phí địa phương <em>(nguồn sự nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh; nguồn sự nghiệp của các ngành và huy động từ nguồn hợp pháp khác…; </em>Kinh phí thực hiện theo các quy định hiện hành.</p>
<p style="text-align: justify;">UBND tỉnh giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các địa phương, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện theo quy định./.</p>
<p style="text-align: right;" align="right"><strong><em>Hồng Vân</em></strong></p> |